Việc điều trị ung thư bàng quang phụ thuộc vào một số nhân tố như: số lượng, kích thước, và vị trí của những khối u, mức độ lan rộng của ung thư; tuổi và sức khỏe của bệnh nhân.

Xác định giai đoạn bệnh

Trước khi bắt đầu điều trị, điều quan trọng là biết chính xác ung thư cong khu trú hay đã di căn. Việc phân chia giai đoạn bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp cắt lớp điện toán( CT Scan) là cần thiết. Chụp cắt lớp vi tính, là một loạt tia X được phát ra từ máy chụp, sau đó tái tạo lại hình ảnh chi tiết trên máy tính. Siêu âm là phương pháp dùng sóng âm có tần số cao tạo nên hình ảnh của cơ thể. Những âm dội lại tạo nên một hình ảnh trên màn ảnh video như truyền hình. Đôi khi người ta còn dùng phương pháp cộng hưởng từ nhân( MRI) là phương pháp dùng nam châm điện thay vì tia X, cũng tạo nên hình ảnh.

Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang sớm (bề mặt), trong đó những khối u được tìm thấy trên bề mặt của thành bàng quang nói chung có thể được điều trị bằng cách sử dụng phương pháp nội soi và cắt bỏ khối u qua đường niệu đạo. Phương pháp nội soi có thể loại bỏ tất cả hoặc một phần của khối u hoặc phá hủy nó bằng đốt điện.

Khi khối u trong bàng quang lớn hoặc có nguy cơ tái phát, thì sau khi cắt bỏ khối u người ta phải dùng thêm thuốc. Bác sĩ có thể đặt một dung dịch chứa trực khuẩn Bacille Calmette - Guerin (BCG), một dạng của phương pháp chữa bệnh sinh học, trực tiếp vào trong bàng quang. Phương pháp chữa bệnh hóa chất( những thuốc chống ung thư) cũng có thể được đưa trực tiếp vào trong bàng quang.

Phương pháp chữa bệnh bằng tia xạ( còn gọi là xạ trị) có thể dùng đến khi ung thư không thể loại bỏ bằng phương pháp mổ qua nội soi bàng quang vì u xâm lấn quá nhiều, chiếm gần hết bàng quang. Tia X phá hủy khả năng phát triển và phân chia của tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị trong là chất phóng xạ được đặt trong bàng quang, có thể được kết hợp với xạ trị ngoài, là kỹ thuật mà máy xạ trị được đặt bên ngoài cơ thể.

Đối với phương pháp xạ trị trong, chất phóng xạ được đưa vào vào trong bàng quang bằng ống nội soi. Phương pháp này giúp tia xạ được gần tế bào ung thư hơn nên tế bào ung thư dễ bị tiêu diệt hơn, trong khi đó các mô lân cận ít bị ảnh hưởng. Người bệnh phải nằm viện khoảng 4 tới 7 ngày.

Đối với điều trị bằng xạ trị ngoài, bệnh nhân đi tới bệnh viện hoặc phòng khám mỗi ngày. Thông thường, điều trị được thực hiện 5 ngày mỗi tuần cho 5 tới 6 tuần. Phương pháp này giúp bảo vệ mô tế bào bình thường khỏi việc lan truyền ra ngoài của tổng liều tia xạ.

Khi ung thư lan rộng trên bề mặt của bàng quang hoặc đã phát triển vào trong thành bàng quang, lúc này cần phải cắt bỏ toàn bộ bàng quang. Giải phẫu này được gọi là cắt bỏ toàn bộ bàng quang( cystectomy) căn bản.

Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật loại bỏ bàng quang cũng như những cơ quan gần bên cạnh. Ở phụ nữ, phẫu thuật này bao gồm loại bỏ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, và một phần của âm đạo. Ở đàn ông, tuyến tiền liệt và túi tinh được loại bỏ. Các nghiên cứu đang được triển khai để tìm ra cách điều trị bảo tồn bàng quang.

Khi ung thư bao gồm dương vật hoặc có di căn ra tới những bộ phận của khác của cơ thể, bác sĩ có thể gợi ý phương pháp chữa bệnh bằng hóa chất, sử dụng thuốc chống ung thư đi theo dòng máu để tới được những tế bào ung thư trong tất cả các bộ phận của cơ thể. Thuốc thường sử dụng để điều trị ung thư được dùng bằng đường uống hoặc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Phương pháp hóa trị liệu được thực hiện từng đợt, điều trị - nghỉ rồi lại tiếp tục điều trị…

Người bệnh thường được cho điều trị ngoại trú bệnh viện, ở phòng mạch bác sĩ, hoặc ở nhà. Đôi khi bệnh nhân cần phải ở lại bệnh viện trong thời gian ngắn.

Tác dụng phụ của việc điều trị ung thư bàng quang

Những phương pháp thường dùng để điều trị ung thư bàng quang thường có tác dụng phụ rất lớn. Khó mà giới hạn tác dụng phụ của điều trị để duy nhất những tế bào ung thư được phá hủy, mô tế bào mạnh khỏe có thể cũng bị hư hại. Điều này giải thích tại sao việc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu. Tác dụng phụ phụ thuộc vào kiểu điều trị được sử dụng và phần cơ thể được điều trị.

Khi bàng quang được loại bỏ, bệnh nhân cần một cách mới để cất giữ và chuyển nước tiểu. Nhiều phương pháp được sử dụng. Một trong những cách đó là, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một mảnh ruột non của người để tạo ra một ống dẫn mới. Một đầu của ruột non được nối với niệu quản còn đầu kia đem ra ngoài phía thành bụng dưới. Lỗ mới được gọi là lỗ tiểu nhân tạo. Một túi phù hợp với lỗ tiểu nhân tạo để tập hợp nước tiểu, và nó được giữ đúng chỗ bằng một chất dính đặc biệt. Một hộ lý có huấn luyện đặc biệt hoặc bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ cho bệnh nhân cách chăm sóc cho lỗ tiểu nhân tạo.

Một phương pháp mới hơn sử dụng bộ phận của ruột non để làm một túi chứa mới( gọi là nơi dự trữ điều khiển tự nhiên) bên trong thân thể. Nước tiểu tập hợp ở đó và không xả ra túi ngoài. Thay vào đó, bệnh nhân học sử dụng một cái ống( ống đái) để xả nước nước tiểu thông qua một lỗ tiểu nhân tạo. Những phương pháp khác hiện đang được phát triển, nối một túi chứa làm từ ruột non tới phần còn lại của niệu đạo. Và không cần thiết tới túi ngoài cơ thể, bởi vì nước tiểu ra khỏi cơ thể thông qua niệu đạo.

Phẫu thuật cắt bàng quang căn bản gây ra vô sinh cho cả đàn ông lẫn đàn bà. Phẫu thuật này có thể cũng gây ra một số ảnh hưởng tới vấn đề tình dục. Trước đây, gần như tất cả đàn ông trở nên bất lực sau phẫu thuật, nhưng những sự cải tiến trong phẫu thuật đã có thể ngăn ngừa được ở nhiều người đàn ông. Ở phụ nữ, âm đạo hẹp hơn hoặc ngắn hơn, và sự giao hợp có lẽ sẽ khó khăn.

Trong thời gian xạ trị, người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi. Người bệnh nên được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Xạ trị vùng bụng dưới có thể làm cho người bệnh buồn nôn, ói, hoặc tiêu chảy. Thường tránh được những triệu chứng này bằng chế độ ăn uống hợp lý hoặc dùng thuốc. Xạ trị có thể gây ra vô sinh và có thể làm cho giao hợp không thỏa mái.

Liệu pháp chữa bệnh hóa chất gây ra những tác dụng phụ bời vì nó làm không chỉ hư hại những tế bào ung thư mà còn cả các tế bào phát triển nữa. Những tác dụng phụ của liệu pháp chữa bệnh hóa chất phụ thuộc vào thuốc dùng. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân phản ứng lại khác nhau. Liệu pháp chữa bệnh hóa chất thông thường ảnh hưởng tới tế bào tạo máu và tế bào bộ máy tiêu hóa. Kết quả là, người bệnh bị những tác dụng phụ như: đề kháng kém hơn với bệnh truyền nhiễm, ăn mất ngon, rụng tóc, buồn nôn và ói, người yếu hơn, và đau họng. Đó là những tác dụng phụ ngắn hạn, và thường hết sau khi ngưng điều trị. Khi những thuốc trực tiếp được đặt vào trong bàng quang, những tác dụng phụ này có lẽ được giới hạn. Tuy nhiên, nó thường làm cho bàng quang bị kích thích.

Ăn mất ngon có thể làm một vấn đề nghiêm trọng cho bệnh nhân trong thời gian trị liệu. Những bệnh nhân ăn tốt có thể giảm bớt những tác dụng phụ của điều trị, vì vậy dinh dưỡng tốt là một kế hoạch quan trọng của điều trị. Việc ăn tốt có nghĩa là có đủ calo để ngăn ngừa giảm trọng lượng và có đủ protein để xây dựng và sửa chữa những cơ bắp, những cơ quan, da, và tóc. Nhiều bệnh nhân phát hiện ra rằng, ăn nhiều bữa và những bữa ăn nhẹ nhỏ trong ngày thì dễ hơn ba bữa ăn lớn.

Tác dụng phụ của điều trị ung thư thay đổi thay đổi tùy bệnh nhân. Tác dụng phụ này không giống nhau giữa những đợt điều trị mặc dù trên cùng một bệnh nhân. May mắn hơn, đa số các tác nhân phụ đều tạm thời. Các bác sĩ, điều dưỡng, và bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có thể giải thích tác dụng phụ của điều trị ung thư và có thể gợi ý các cách để giải quyết vấn đề này.

Điều gì xảy ra sau điều trị ung thư bàng quang?

Việc khám đều đặn rất quan trọng sau điều trị ung thư bàng quang. Bàng quang cần kiểm tra bằng nội soi. Bất kỳ những khối u bề mặt nào tái phát đều được loại bỏ. Nếu tiểu được kiểm tra phát hiện tế bào ung thư và chụp X quang ngực, IVP, hoặc những xét nghiệm khác có thể được thực hiện.

Một bệnh nhân ung thư bàng quang cần phải theo dõi chặt chẽ vài năm, bởi vì những khối u bàng quang có thể tái phát. Nếu ung thư tái phát, thì sự dò tìm sớm là quan trọng để việc điều trị bổ sung có thể được khởi động.

Bài Viết Mới

Những tác dụng phụ của việc điều trị ung thư dạ dày là gì?

Thật là khó khăn để hạn chế được tác dụng phụ của việc điều trị nếu chỉ nhằm lấy đi hoặc tiêu hủy tế bào ung thư. Bởi vì những mô và tế bào khỏe mạnh cũng bị tổn thương, việc điều trị có thể mang lại những tác dụng không mong muốn.

Phương pháp điều trị ung thư miệng và các lưu ý cho bệnh nhân

Điều trị ung thư miệng tùy thuộc vào một số yếu tố, trong đó có vị trí, kích thước, loại, độ lan rộng của khối u và giai đoạn của bệnh. Tuổi tác bệnh nhân và tổng trạng cũng cần được quan tâm đến. Điều trị ung thư miệng gồm phẫu thuật, xạ trị và trong hầu hết các trường hợp là kết hợp cả hai. Vài bệnh nhân được hóa trị bằng các thuốc chống ung thư.