Điều trị ung thư miệng tùy thuộc vào một số yếu tố, trong đó có vị trí, kích thước, loại, độ lan rộng của khối u và giai đoạn của bệnh. Tuổi tác bệnh nhân và tổng trạng cũng cần được quan tâm đến. Điều trị ung thư miệng gồm phẫu thuật, xạ trị và trong hầu hết các trường hợp là kết hợp cả hai. Vài bệnh nhân được hóa trị bằng các thuốc chống ung thư.

Các phương pháp điều trị ung thư miệng

Phẫu thuật cắt bỏ khối u trong miệng là điều trị thường được tiến hành ở bệnh nhân ung thư miệng. Nếu có bằng chứng khối ung thư lan rộng thì phẫu thuật viên có thể nạo bỏ hạch vùng cổ. Nếu ung thư lan đến cơ và các mô khác vùng cổ thì có thể cần phẫu thuật rộng hơn.

Xạ trị là cách điều trị sử dụng các tia có năng lượng cao để làm phá hủy các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Cũng như phẫu thuật, xạ trị là điều trị tại chỗ, nó chỉ tác động đến những tế bào trong vùng được điều trị mà thôi. Năng lượng có thể được phát ra từ một máy lớn còn gọi là xạ ngoài. Năng lượng này cũng có thể phát ra từ những chất có phóng xạ hoạt động được đặt trực tiếp ngay tại hay gần khối u được gọi là xạ trong. Xạ trị đôi khi được sử dụng thay thế phẫu thuật cho những trường hợp u nhỏ trong miệng. Bệnh nhân bị khối u lớn có thể cần phối hợp phẫu thuật và xạ trị.

Xạ trị có thể tiến hành trước hay sau khi mổ. Trước mổ, tia xạ có thể làm giảm kích thước khối u để có thể cắt bỏ được. Tia xạ sau khi mổ được dùng để phá hủy các tế bào ung thư còn sót lại.

Đối với xạ trị ngoài, bệnh nhân vào viện hay phòng khám một ngày để điều trị. Thường thì điều trị sẽ tiến hành 5 ngày trong một tuần, liên tục trong 5 đến 6 tuần. Lịch điều trị này giúp bảo vệ những mô lành nhờ chia nhỏ tổng liều tia xạ.

Xạ trị ghép (cấy) được đặt trong những ‘hạt’ bé xíu có chứa các chất phóng xạ hoạt động trực tiếp vào trong khối u hay mô lân cận. Thông thường, chất cấy được đặt vào cơ thể trong vài ngày và bệnh nhân nhập viện trong một phòng riêng. Cần hạn chế thời gian y tá và nhân viên chăm sóc cũng như người đến thăm tiếp xúc với bệnh nhân. Mô cấy được lấy ra trước khi bệnh nhân về nhà.

Hóa trị là cách sử dụng thuốc để diệt các tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các thuốc có hiệu quả hay phối hợp thuốc để điều trị ung thư miệng. Có những khám phá hóa trị kết hợp với các dạng điều trị ung thư khác giúp phá hủy khối u và ngăn bệnh lan rộng.

Phục hồi sau điều trị ung thư miệng là gì?

Hồi phục là phần rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân ung thư miệng. Mục tiêu của hồi phục tùy thuộc vào độ lan rộng của khối u và điều trị ở bệnh nhân. Nhóm chăm sóc y tế sẽ cố gắng để giúp bệnh nhân quay về các hoạt động bình thường càng sơm càng tốt. Phục hồi gồm có tư vấn về chế độ ăn, phẫu thuật, phục hình chỉnh răng, ngôn ngữ trị liệu và các dịch vụ khác.

Đôi khi bệnh nhân cần tái cấu trúc và phẫu thuật thẩm mỹ để xây dựng lại các cấu trúc xương và mô trong miệng. Nếu không thể làm được thì chuyên gia phục hình răng có thể làm răng hoặc một phần mặt giả. Bệnh nhân có thể cần huấn luyện đặc biệt để sử dụng các bộ phận này.

Ngôn ngữ trị liệu bắt đầu càng sớm càng tốt cho bệnh nhân có vấn đề về tiếng nói sau khi điều trị. Bình thường chuyên gia ngôn ngữ sẽ khám bệnh nhân trong bệnh viện để có kế hoạch điều trị và dạy các bài tập ngôn ngữ. Ngôn ngữ trị liệu thường được tiếp tục sau khi bệnh nhân đã về nhà.

Những gì sẽ đến sau khi điều trị ung thư miệng?

Khám định kỳ là điều rất quan trọng đối với người điều trị ung thư. Bác sĩ và nha sĩ sẽ khám bệnh nhân kỹ lưỡng để kiểm tra quá trình lành bệnh và tìm các dầu hiệu ung thư tái phát. Bệnh nhân khô miệng do xạ trị cần được khám răng ba lần một năm.

Bệnh nhân cần khám ở bác sĩ dinh dưỡng nếu sụt cân hay tiếp tục có các vấn đề về ăn uống. Hầu hết các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân ung thư miệng ngưng hút thuốc và uống rượu để giảm nguy cơ bị ung thư mới.

Bài Viết Mới

Điều trị ung thư bàng quang như thế nào?

Việc điều trị ung thư bàng quang phụ thuộc vào một số nhân tố như: số lượng, kích thước, và vị trí của những khối u, mức độ lan rộng của ung thư; tuổi và sức khỏe của bệnh nhân.

Triệu chứng của ung thư thực quản là gì?

Những khối u còn rất nhỏ ở thực quản thường không gây ra triệu chứng nào. Khi khối u lớn lên, thì triệu chứng thường gặp nhất là khó nuốt tăng dần. Người bệnh sẽ cảm thấy nghẹn ở cổ hoặc cảm giác nóng rát khi nuốt thức ăn.