Tiền liệt tuyến là gì?

Tiền liệt tuyến là một cơ quan nằm ở bụng dưới hay cổ bàng quang. Là tuyến bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Niệu đạo dẫn nước tiểu từ bàng quang ra đến đầu dương vật. Một chức năng của tiền liệt tuyến là giúp kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo mà tiền liệt tuyến bao quanh. Một chức năng khác của tiền liệt tuyến là sản xuất một số chất có trong tinh dịch như muối khoáng và đường. Tinh dịch là chất dịch có chứa tinh trùng. Tuy nhiên tinh dịch còn được sản xuất không phải hoàn toàn từ tiền liệt tuyến. (xem phần phẫu thuật điều trị ung thư tiền liệt tuyến).

Ở nam giới còn trẻ, kích thước tiền liệt tuyến bằng như quả óc chó. Tuy nhiên tiền liệt tuyến lớn lên theo tuổi. Tiền liệt tuyến to lên theo tuổi được gọi là phì đại tiền liệt tuyến lành tính, bệnh này không phải là ung thư tiền liệt tuyến. Cả hai vấn đề phì đại lành tính (hay gọi là u xơ) tiền liệt tuyến và ung thư tiền liệt tuyến có thể là cùng nguyên nhân của vấn đề ở người đàn ông lớn tuổi. Chẳng hạn tiền liệt tuyến lớn có thể gây chèn ép hay gây ảnh hưởng đến chỗ thoát nước tiểu của bàng quang hay niệu đạo, gây tiểu khó. Kết quả là tiểu lâu, lắt nhắt, tiểu phải rặn, tiểu nhiều lần, đặc biệt về ban đêm hay đi tiểu.

Ung thư tiền liệt tuyến là gì?

Ung thư tiền liệt tuyến là khối u ác tính phát triển từ tế bào của tiền liệt tuyến. Khối u thường phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm. Trong suốt thời gian này, khối u thường có rất ít hoặc không có triệu chứng hoặc có biểu hiện triệu chứng (bất thường khi khám bệnh).

Tuy nhiên, khi ung thư tiến triển, ung thư lớn lên và xâm lấn sang mô xung quanh (lan rộng tại chỗ). Hơn nữa, ung thư cũng có thể di căn (lan xa hơn) đến các vùng khác của cơ thể như xương, phổi, gan. Triệu chứng ở những nơi di căn đến thường kết hợp với triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư tiền liệt tuyến?

Nguyên nhân gây ra ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa rõ, ung thư tiền liệt tuyến không liên quan đến phì đại tiền liệt tuyến lành tính. Các yếu tố nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến bao gồm: Tuổi cao, di truyền, ảnh hưởng của nội tiết tố, cũng như độc chất trong môi trường, hóa chất và các sản phẩm công nghiệp. Nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến tăng theo tuổi. Vì vậy, ung thư tiền liệt tuyến cực kỳ hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi, trong khi ung thư tiền liệt tuyến lại rất thường gặp ở đàn ông trên 80 tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy 50-80% đàn ông trên 80 tuổi bị ung thư tiền liệt tuyến. Di truyền cũng là yếu tố nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến.

Chẳng hạn, người đàn ông Mỹ da đen có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao hơn đàn ông Nhật hay người Mỹ da trắng. Môi trường, chế độ ăn uống và một số yếu tố khác chưa rõ cũng có thể làm thay đổi bản chất di truyền. Chẳng hạn, ung thư tiền liệt tuyến thường ít gặp ở những người đàn ông Nhật sống tại chính quốc. Tuy nhiên, nếu những người Nhật này khi qua Mỹ sống thì tỷ lệ bị ung thư tiền liệt tuyến tăng lên đáng kể. Ung thư tiền liệt tuyến cũng thường xảy ra ở gia đình mà người cha, ông của họ bị thì họ sẽ có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao.

Tuy nhiên, cho đến hiện giờ, người ta vẫn chưa có nhận định chính xác được gen nào gây ra bệnh này ( gen nằm trong nhiễm sắc thể, có chứa các nucleotic của tế bào, gen là thành phần hóa học quyết định các đặc tính di truyền của cá thể).

Testosterone là một nội tiết tố nam, kích thích trực tiếp sự phát triển cả tuyến tiền liệt bình thường lẫn tiền liệt tuyến ung thư. Tuy nhiên, không có gì phải ngạc nhiên khi mà hormon này có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của ung thư tiền liệt tuyến. Mối liên quan chính về vai trò của hormon này là khi lượng hormon trong máu giảm xuống sẽ ức chế sự phát triển của ung thư tiền liệt tuyến.

Yếu tố môi trường như hút thuốc lá, ăn nhiều mỡ bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến. Tất cả những chất hay độc tố trong môi trường hay từ chất thải của ngành công nghiệp nặng có thể khởi phát bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên nguyên nhân vẫn còn chưa rõ.

Việc phân chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?

Việc phân chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến dựa vào mức độ lan rộng của ung thư. Ung thư tiền liệt tuyến được chẩn đoán dựa vào sinh thiết, thêm vào đó là đánh giá ung thư có di căn hay chưa, bằng cách sinh thiết các cơ quan lân cận như trực tràng, hay các hạch vùng chậu. Thêm vào đó cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh, chẳng hạn chụp phim xương để xác định ung thư có di căn đến xương hay chưa. Ngoài ra còn có thể chụp CT scan, MRI để xác định xem ung thư bên dưới mô hay cơ quan như bàng quang, hay trực tràng, hay một nơi nào khác của cơ thể như gan hay phổi.

Tóm lại, bác sĩ chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến trước tiên là dựa trên kết quả sinh thiết tiền liệt tuyến và có thể là trên các mẫu sinh thiết khác, và chụp phim. Chia giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ dùng những chữ in hoa và số khác nhau để xác định kích thước khối ung thư, và mức độ lan rộng của ung thư. Ngoài ra, việc phân chia giai đoạn ung thư giúp tiên lượng bệnh và chọn lựa phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến thích hợp.

Có hai hệ thống chính được sử dụng để phân chia giai đoạn ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ về sắp xếp giai đoạn, giai đoạn A là ung thư còn rất nhỏ không thể sờ đụng được khi bác sĩ khám bệnh,cũng không thế thấy được khi làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, tổn thương này chỉ có thể phát hiện khi quan sát dưới kính hiển vi. Giai đoạn B, là khối u lớn hơn, có thể sờ thấy được nhưng chỉ nằm khu trú tại tuyến tiền liệt. Giai đoạn C là khối ung thư ăn lan ra cơ quan lân cân. Giai đoạn D1, ung thư lan ra gần ở hạch chậu, D2 là ung thư lan xa hơn (di căn) chẳng hạn như xương, gan, phổi.

Một hệ thống khác phân chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến gọi là u, hạch, di căn (TNM). theo cách phân chia này T1 và T2 tương đương giai đoạn A và B như hệ thống phân loại đã nêu trên. T3 được mô tả là ung thư lan ra khỏi bao của tiền liệt tuyến và T4 là ung thư lan ra mô xung quanh. N1 tương đương giai đoạn D1 và M1 tương đương giai đoạn D2.

Bài Viết Mới

Những điều cần biết về ung thư họng miệng

Họng miệng là một hốc bao phủ bởi một màng tế bào (niêm mạc) gồm nhiều cơ cấu khác nhau: lưỡi, răng, lợi răng, sàn miệng, niêm mạc má, vòm khẩu cái, amiđan…Theo Hiệp hội Nha khoa Quốc tế FDI: trên thế giới, ung thư họng miệng vẫn không ngừng gia tăng, ước tính có khoảng 413.00 ca mới/năm.

Ăn uống để phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt

Theo các thống kê dịch tễ học toàn cầu, người ta thấy người Mỹ bị tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) cao gấp 5 lần so với người châu Á. Nhiều công trình nghiên cứu gợi ý đó có thể là do những khác biệt trong bữa ăn và nếp sống.