Bàng quang là gì?

Bàng quang là một cơ quan rỗng nằm trong bụng dưới chứa nước tiểu. Thận lọc chất cặn bã từ máu và sản sinh nước tiểu, nước tiểu được dẫn vào bàng quang qua hai cái ống gọi là niệu quản. Nước tiểu ra khỏi bàng quang xuyên qua cái ống khác gọi là niệu đạo. Ở phụ nữ, niệu đạo là một ống ngắn mở ra đúng phía trước, trên âm đạo. Ở đàn ông, nó dài hơn, chạy xuyên qua tuyến tiền liệt và sau đó qua niệu đạo dương vật.

Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư là một nhóm gồm nhiều bệnh, có hơn 100 loại ung thư khác nhau được biết, và có những kiểu ung thư bàng quang khác nhau. Chúng hoàn toàn có chung một đặc điểm: những tế bào dị thường phát triển và phá hủy mô cơ thể.

Các tế bào mạnh khỏe tạo ra mô cơ thể lớn lên, phân chia, và tự thay thế một cách trật tự. Quá trình này giữ thân thể trong sự sửa chữa tốt. Tuy nhiên, đôi lúc vài tế bào mất khả năng điều khiển sự tăng trưởng của chúng. Chúng lớn lên quá nhanh chóng và không có bất kì trật tự nào. Quá nhiều mô được tạo ra, và những khối u bắt đầu thành hình. Những khối u có thể lành tính hoặc ác tính.

Những khối u lành tính thì không phải là ung thư. Chúng không di căn tới những bộ phận khác của cơ thể và ít khi đe dọa tới cuộc sống. Thường, những khối u lành có thể được loại bỏ bởi giải phẫu, và chúng sẽ không tái phát.

Những khối u ác tính là ung thư. Chúng có thể xâm phạm và phá hủy mô và những cơ quan mạnh khỏe gần bên cạnh. Những tế bào ung thư cũng có thể di chuyển từ khối u vào dòng máu và hệ thống bạch huyết. Điều đó giải thích tại sao ung thư có thể lan rộng tới những bộ phận khác của cơ thể. Sự lan rộng này được gọi là di căn. Dù ung thư bàng quang được loại bỏ, nhưng bệnh đôi khi tái phát trở lại, bởi vì tế bào ung thư có thể đã lan rộng.

Đa số các ung thư bàng quang phát triển ở lớp trong bàng quang. Ung thư thường trông như một nấm nhỏ dính vào thành bàng quang, còn được gọi một khối u có gai thịt. Ung thư bàng quang hay thường gặp. Người da trắng bị ung thư bàng quang gấp hai lần người da đen, và đàn ông bị ung thư bàng quang nhiều hơn nữa gấp 2-3 lần. Đa số các ung thư bàng quang xuất hiện sau tuổi 55, nhưng bệnh cũng có thể cũng phát triển ở những người trẻ hơn.

Biểu hiện triệu chứng của ung thư bàng quang

Việc phát hiện sớm sẽ giúp cho việc điều trị ung thư bàng quang trở nên dễ dàng hơn. Dấu hiệu cảnh báo chung nhất của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu. Tùy thuộc vào số lượng máu có trong nước tiểu mà màu của nước tiểu có thể thay đổi từ đỏ lợt tới màu đỏ thẫm. Đau trong thời gian đi tiểu có thể cũng là một dấu hiệu của ung thư bàng quang. Nhu cầu đi tiểu nhiều hoặc ngay lập tức có thể là dầu hiệu cảnh báo nữa. Thường, những khối u bàng quang không có triệu chứng.

Khi những triệu chứng xuất hiện, chứng không phải là dấu hiệu chắc chắn của ung thư. Chúng có thể do những bệnh nhiễm trùng, những khối u lành tính, sỏi bàng quang, hoặc những vấn đề khác. Điều quang trọng là tới khám bác sĩ để xác định nguyên nhân của những triệu chứng. Bất kỳ bệnh nào cũng cần phải được chuẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Những yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang

Người ta vẫn không biết tại sao người này bị ung thư bàng quang còn người khác thì không. Ung thư bàng quang không phải là bệnh truyền nhiễm. Không ai có thể bị lây ung thư bàng quang từ người khác. Những nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác yếu tố nào gây ra bệnh này, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng một số người này lại dễ bị hơn so với người khác. Một số nhân tố làm tăng lên nguy cơ cao này.

Việc hút thuốc là một nhân tố nguy hiểm chính. Những người nghiện hút thuốc lá mắc bệnh ung thư bàng quang cao gấp từ hai tới ba lần so với những người không hút thuốc. Bỏ thuốc sẽ giảm đi nguy cơ mắc ung thư bàng quang, ung thư phổi, vài loại ung thư khác, và một số bệnh khác nữa.

Công nhân làm việc trong một số ngành có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang cao hơn do tiếp xúc với những chất gây bệnh ung thư ( những chất gây sinh ung thư) ở nơi làm việc. Những công nhân này bao gồm những người trong ngành cao su, hóa học và công nghiệp thuộc da, cũng như người tạo mẫu tóc, thợ máy, công nhân luyện kim, công nhân in, họa sĩ, công nhân dệt, và tài xế xe tải.

Chẩn đoán ung thư bàng quang như thế nào?

Để chẩn đoán ung thư bàng quang, ngoài việc hỏi kỹ tiền sử cá nhân và gia đình, cần phải thăm khám kỹ lưỡng. Đôi khi, bác sĩ có thể cảm thấy một khối u lớn trong lúc thăm khám trực tràng hoặc âm đạo. Ngoài ra, những mẫu nước tiểu được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem bất kỳ những tế bào ung thư nào có mặt.

Thông thường , bác sĩ chỉ định chụp X quang có bơm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch(IVP). Xét nghiệm này cho phép bác sĩ nhìn thấy thận, ống niệu quản, và bàng quang trên X quang. Một IVP bình thường ít gây ra khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên có một số ít bệnh nhân bị buồn nôn, choáng váng, hoặc đau do chích thuốc cản quang.

Bác sĩ cũng có thể nhìn trực tiếp vào trong bàng quang với dụng cụ nội soi ( cystoscope). Trong thủ thuật này, một ống mỏng nhỏ có ánh sáng được đưa vào bàng quang thông qua niệu đạo. Nếu bác sĩ nhìn thấy bất kỳ những vùng bất thường nào, bác sĩ sẽ sinh thiết nó để đem đi xét nghiệm, quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào bất thường. Ung thư bàng quang chỉ có thể được chẩn đoán bằng sinh thiết.

Bài Viết Mới

Các phản ứng phụ của điều trị ung thư miệng là gì?

Rất khó hạn chế các phản ứng phụ của điều trị ung thư miệng để chỉ cắt hay diệt tế bào ung thư mà thôi. Do các tế bào và mô lành cũng có thể bị tổn thương nên việc điều trị có những phản ứng không mong đợi.

Làm gì để hiểu rõ hơn và phòng ngừa ung thư vú?

Bác sĩ hiếm khi giải thích tại sao người phụ nữ này bị bệnh còn người khác thì không. Tuy nhiên, điều rõ ràng là ung thư vú không phải do đụng chạm, chấn thương. Và bệnh này càng không phải là bệnh truyền nhiễm, không một ai có thể lây ung thư vú từ người khác.