Triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến là gì?

Vào giai đoạn sớm, ung thư tiền liệt tuyến thường không gây ra triệu chứng trong suốt vài năm. Ung thư tiền liệt tuyến thường được phát hiện đầu tiên bởi những bất thường trong xét nghiệm máu (xét nghiệm chất PSA, xin xem bên dưới) hoặc sờ thấy một khối cứng ở tiền liệt tuyến. Trước tiên, theo thông lệ người bác sĩ sẽ dùng ngón tay trỏ đưa vào trực tràng, qua đó mới sờ thấy được tiền liệt tuyến, tiền liệt tuyến nằm trước trực tràng. Khi khối ung thư lớn gây chèn ép vào niệu đạo làm cho người bệnh khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, phải rặn. Người bệnh có thể có cảm giác tiểu rát, tiểu ra máu. Nếu khối ung thư tiền liệt tuyến tiếp tục phát triển có thể gây bí tiểu hoàn toàn, làm cho người bệnh đau vùng bụng dưới, bàng quang căng to vì không thế đi tiểu được.

Về sau, khối ung thư tiền liệt tuyến xâm lấn sang các cơ quan lân cận, hay đi xa hơn đến các hạch bạch huyết vùng chậu. Khi đó ung thư có thể lan xa hơn (còn gọi là di căn) đến các vùng khác của cơ thể. Bác sĩ khám trực tràng đôi lúc có thể phát hiện được sự xâm lấn tại chỗ sang các mô lân cận. Ung thư này sờ thấy cứng, không di động. Ung thư tiền liệt tuyến thường di căn đến các đốt sống thắt lưng thấp hay xương chậu (là xương tiếp nối với với phần thấp của xương sống với háng), là nguyên nhân gây ra đau lưng hay đau vùng chậu. Ung thư có thể lan đến gan, phổi. Di căn ung thư đến gan gây ra đau bụng và vàng da (da nhuộm màu vàng) không phải là không gặp. Ung thư di căn đến phổi gây ra đau ngực và ho.

Tầm soát bệnh ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?

Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến là thực hiện thường xuyên, cách đều nhằm phát hiện ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn sớm. Nếu kết quả tầm soát bình thường, thì coi như hiện tại không mắc bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm có bất thường thì nghi ngờ có bệnh khi đó cần làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán ( cũng giúp chẩn đoán phân biệt). Khi có một hoặc hai xét nghiệm tầm soát có bất thường thì ung thư tiền liệt tuyến được nghi ngờ trước tiên. Các thăm khám tầm soát này bao gồm khám tiền liệt tuyến bằng tay và đo PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến). Bác sĩ dùng ngón tay trỏ đưa qua ngã hậu môn để khám, nhằm phát hiện những bất thường của tiền liệt tuyến như sờ thấy cứng, bờ không đều, tất cả những dấu hiệu này nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên người đàn ông trên 40 nên được khám tiền liệt tuyến bằng tay mỗi năm một lần.

Xét nghiệm PSA là xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và tương đối chính xác. Xét nghiệm này dùng để phát hiện một loại protein (kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến) được phóng thích từ tiền liệt tuyến vào máu. Điều quan trọng thường thấy là những người bị ung thư tiền liệt tuyến có lượng PSA cao hơn so với những người không bị bệnh ung thư. Tuy nhiên chất PSA có giá trị như một xét nghiệm tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên những người đàn ông trên 50 tuổi nên đi làm xét nghiệm PSA mỗi năm một lần để phát hiện sớm bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Ở những người có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao, bác sĩ khuyên nên bắt đầu làm xét nghiệm PSA sớm hơn ngay sau tuổi 40, tuy nhiên ý kiến này còn bàn cãi.

Kết quả PSA trong máu thấp hơn 4 nanogram/ml thường được xem là bình thường. (Xin xem phần PSA dương tính giả và những nét đặc biệt của xét nghiệm PSA). Kết quả PSA từ 4 đến 10 nanogram/ml được coi như là giới hạn. Giá trị giới hạn này được giải thích trong bối cảnh tuổi tác của người bệnh, triệu chứng, dấu hiệu, tiền sử gia đình và sự thay đổi PSA theo thời gian. Nếu kết quả trên 10 nanogram/ml được coi như là bất thường, có khả năng bị ung thư tiền liệt tuyến. Giá trị PSA càng cao thì càng có khả năng mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Hơn nữa, mức PSA trong máu càng có xu hướng tăng khi ung thư tiền liệt tuyến lan sang các cơ quan khác (di căn). Lượng PSA trong máu tăng rất cao ở người trên 30-40 tuổi thường là do ung thư tiền liệt tuyến.

Ung thư tiền liệt tuyến được chẩn đoán như thế nào?

Ung thư tiền liệt tuyến được chẩn đoán dựa vào kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt. Một khi khám bằng tay hoặc kết quả xét nghiệm PSA có bất thường, thì nghi ngờ bị ung thư tiền liệt tuyến. Khi đó, sinh thiết tiền liệt tuyến thường được khuyến cáo. Sinh thiết được thực hiện qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn của máy siêu âm người ta dùng một kim nhỏ để cắt một miếng mô tiền liệt tuyến. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát miếng mô này dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Khi đã chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến dựa vào mô sinh thiết bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ phân loại miếng mô từ 1 đến 5 theo thang Gleason. Thang này dựa trên một số đặc tính về mô học của tế bào ung thư và tính chất xâm lấn của tế bào ung thư. Khi thang điểm từ 2-4 điểm, được coi như là khối u phát triển chậm, 5-6 điểm là trung gian, từ 7-10 điểm coi như nguy cơ cao, ung thư phát triển nhanh, tiên lượng xấu (tử vong).

Thang Gleason còn giúp cho việc điều trị, đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư. Tuy nhiên, áp dụng chính của thang điểm Gleason là giúp tiên lượng nguy cơ và tử vong do ung thư tiền liệt tuyến. Mặt khác, các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng người có điểm Gleason 2-4, sẽ ít nguy cơ bị chết vì ung thư tiền liệt tuyến (4-7%) trong 15 năm. Còn người có điểm 8-10 sẽ có nguy cơ cao (60-87%) chết do ung thư tiền liệt tuyến trong vòng 15 năm.

Bài Viết Mới

Triệu chứng của ung thư thực quản là gì?

Những khối u còn rất nhỏ ở thực quản thường không gây ra triệu chứng nào. Khi khối u lớn lên, thì triệu chứng thường gặp nhất là khó nuốt tăng dần. Người bệnh sẽ cảm thấy nghẹn ở cổ hoặc cảm giác nóng rát khi nuốt thức ăn.

Ăn ít béo giảm sinh lý đàn ông

Hơn 3.100 người đàn ông Mỹ tham gia nghiên cứu, cung cấp dữ liệu về chế độ ăn uống, lượng testosterone huyết tương. Sau hai ngày theo dõi, nhóm khoa học phát hiện 14,6% người đủ tiêu chuẩn ăn thực đơn ít béo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA); 24,4% ăn thực đơn Địa Trung Hải nhiều rau quả, ngũ cốc, ít protein động vật và các sản phẩm từ sữa. Những người không đủ tiêu chuẩn theo thực đơn ít béo được loại khỏi nghiên cứu.